Tất tần tật về hành trình khám phá cây tre Việt Nam

     Tre là một trong những vật dụng phổ biến trong nhiều công việc như làm đũa, sáo trúc, than tre… Vậy bạn đã biết hết tất cả mọi thứ về cây tre chưa? Hãy cùng beautyviet.com khám phá ngay về cây tre Việt Nam trong bài viết này nhé!

Du lịch xả stress cho người làm nghề kế toán

>  Áo dài cách tân – Truyền thống theo cách hiện đại

Nguồn gốc

     Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm cây tre không giống các loại họ cỏ hay thậm chí là các loại cây họ gỗ khác. Tre có thân rỗng và đốt đục, không quá mềm cũng không quá cứng. Dưới gốc tre có thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Các loại tre hàng ngày được thấy thường hiếm khi có hoa hay quả.

Các đặc điểm của tre

     Thân ngầm của tre có 3 dạng: dạng đơn trục (thân ngầm dạng roi), dạng hợp trục (thân ngầm dạng củ) và dạng trục phức (thân ngầm vừa dạng cũ, vừa dạng roi). Do cấu trúc của thân ngầm nên cách mọc của tre có 4 dạng:

  • Dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm: thể hiện ở các loài tre gai, hóp, tầm vông, nứa, tre vàng sọc, luồng diễn, mạnh tông, tre mai…
  • Dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản: thể hiện ở các loài trúc, vầu đắng, vầu ngọt, tre róc (tre giàng), lành hanh…
  • Dạng thân ngầm trục phức, thân tre vừa mọc cụm, vừa mọc tản: thể hiện ở các loài sặt, sặt gai, le cỏ…
  • Dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra: thể hiện rỏ rệt nhất ở chi Nứa mọc tản.

     Cây tre có lá và bẹ lá với chức năng và cấu tạo tương tự như nhiều loại cây khác. Mo tre mọc lên vòng mo, nó chính lá phiến lá trên thân. Mo thường sớm rụng, nhưng có loại mo chỉ tách ra mà không rụng, chúng tồn tại trên thân mấy năm. Mo nang có bẹ mọ, lá mo, lưới mo và tai mo.

     Hoa và quả: chỉ ra một lần, khi đó gọi là tre khuy; chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Vì vậy người ta ít thấy hoặc mặc định cây tre không có quả. Hoa dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh (thóc), nhỏ; quả rụng xuống mọc thành cây con.

Ứng dụng của tre

     Thân tre xuất hiện trong quy trình sản xuất đũa dùng 1 lần. Ở quy mô công nghiệp, khi lựa chọn tre phù hợp, người làm sẽ sợ chế cắt khúc, tách ruột, bào vỏ rồi đem về các xưởng sản xuất. Tại đây, tre sẽ qua các khâu chẻ – đánh bóng – ngâm chất bảo quản – sử dụng chất clo để giữ độ trắng cho đũa. Cuối cùng là xông qua khí sunfua ở nồng độ cho phép.

     Ngoài những nguyên liệu trúc nứa phổ biến, sáo trúc [1] cũng được làm từ thân tre. Sáo trúc từ tre cũng tương tự như các vật liệu còn lại, sẽ được lựa chọn và sơ chế để làm sạch. Vì bản chất tre hay trúc nứa đều chứa nước trong thân nên sau sơ chế, cần có một bước xử lý làm khô. Các phương pháp có thể kể đến như phơi nắng, ngậm muối, luộc hoặc sấy. Cuối cùng là gia công: khoét lỗ và trang trí.

     Bột than tre cũng là một ứng dụng nổi tiếng. Bột than tre được làm từ thân tre thông qua quy trình đốt thành than bằng lò đốt chuyên dụng và tinh chế. Người ta dùng bột than tre để lọc cặn bẩn, chất độc trong nước. Vì thế nó xuất hiện trong các máy, bình lọc nước. Không chỉ khử độc, loại bột này còn khử được cả mùi hôi.

Việc làm đẹp bằng các sản phẩm từ bột than tre cũng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thâm chí nó còn được ưa chuộng trong việc chế biến thực phẩm. Thật thú vị phải không nào!

Mời xem thêm: How to use a hose end sprayer

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *