Trong kinh doanh có rất nhiều những lý do bắt buộc bạn phải chọn cách đổi tên thương hiệu của mình, thương hiệu tạo dựng lên lòng tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn vì vậy khi đặt tên chúng ta phải cân nhắc thật kĩ, dưới đây là một vài cách đổi tên thương hiệu thành công.
1. Những điều cần cân nhắc trước khi đổi tên thương hiệu
Trước khi đăng ký đổi tên thương hiệu bạn cần cân nhắc kỹ hai vấn đề sau đây:
Sự thay đổi này có phù hợp với thị trường không?
Một thương hiệu đã được khách hàng nghĩ rằng doanh nghiệp đó bán đồ trung cấp, nay chuyển sang đổi tên thương hiệu gắn liền với sản phẩm cao cấp, liệu rằng khách hàng có còn tin tưởng với doanh nghiệp đó không?
Và ngược lại một thương hiệu sẽ có hình ảnh trở nên thấp cấp trong mắt người tiêu dùng, nếu đang kinh doanh sản phẩm cao cấp mà lại gán sản phẩm ở phân khúc thấp hơn.
Đó là lý do vì sao hãng quần áo Zara và H&M không gắn tên thương hiệu của mình với hãng quần áo cao cấp mà thay vào đó là thương hiệu quần áo cao cấp DIOR, CHANEL.
Khách hàng mục tiêu có thay đổi không
Tên thương hiệu của bạn đang tập chung cho nhóm đối tượng khách hàng cá nhân, vậy liệu nó có thật sự còn phù hợp khi bạn muốn chuyển sang cung cấp cho đối tượng doanh nghiệp mà vẫn dùng tên thương hiệu đó?
Nếu bây giờ có sản phẩm Hazeline Snow dành cho nam giới, thì liệu có người con trai nào muốn mua sản phẩm này không?
>> Xem thêm: dịch vụ sở hữu trí tuệ
2. Cách đổi tên thương hiệu
Dưới đây là những cách đổi tên thương hiệu được đúc kết, nghiền ngẫm từ sách vở và được rút kinh nghiệm ra từ rất nhiều người:
Đổi tên khi đang có tài chính tốt
Đổi tên thương hiệu đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực, sẵn sàng chi trả cho các lĩnh vực truyền thông quảng bá, chuyển đổi tất cả các bộ máy.
Trong trường hợp doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi, thì việc đổi tên chỉ làm thúc đẩy đến bờ vực kết thúc nhanh hơn thôi.
Cũng phải lưu ý thêm về thời điểm đổi tên, xem xét về khía cạnh đang phát triển của thị trường vào thời điểm đó.
Một khi đã quyết định đổi thì phải làm tới cùng
Nếu chỉ làm nửa chừng hay hời hợt, sẽ khiến khách hàng bị rối khả năng nhận biết thương hiệu mới. Bộ máy nội bộ công ty cũng mất đi các phương án triển khai, không có định hướng rõ ràng.
Nên đăng ký tên thương hiệu trùng với tên công ty
Tùy vào hệ thống cấu trúc của thương hiệu và các tên sản phẩm theo ngành của công ty để bạn có thể đưa ra quyết định.
Tuy nhiên nên đăng ký tên thương hiệu trùng với tên công ty, không ai thấy hợp lý khi tên thương hiệu một kiểu, tên công ty một kiểu. Hơn hết đặt tên càng đơn giản, dễ thu hút, dễ nhớ là tiêu chí hàng đầu.
Kiểm tra cơ sở dữ liệu nhãn hiệu đăng ký trong nước, quốc tế và tên miền:
Để việc đổi tên diễn ra suôn sẻ nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin cần thiết, tư vấn sở hữu trí tuệ:
- – Tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký trong nước với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
- – Tra cứu nhãn hiệu đăng ký quốc tế với Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO)
- – Tra cứu tên miền: Nếu là người đứng đầu công ty, bạn phải tự tay làm. Việc này quá quan trọng để ủy thác cho bất cứ ai khác.
Xem xét và tìm mua lại thương hiệu đã đăng ký sẵn
Theo số liệu thống kê cho thấy việc đăng ký thương hiệu mới ở trong nước sẽ mất 18 tháng, còn ở quốc tế có khi là mất rất nhiều năm, theo công ước Nice về tư vấn sở hữu trí tuệ có 45 ngành hàng có thể đăng ký và hàng trăm những quy định khác nhau đến từ các nước trên thế giới, việc đảm bảo rằng một thương hiệu sẽ đăng ký được vài thị trường trọng điểm là một điều rất phức tạp và tốn kém vô cùng.
Với khoảng thời gian kéo dài quá lâu như vậy, thị trường ngày càng biến đồi nhanh, đợi bạn đăng ký xong cũng chưa chắc còn phù hợp với thị trường lúc bấy giờ. Vì vậy chúng tôi khuyến khích bạn đọc nếu có điều kiện, hãy mua lại. Đây là con đường ngắn mà an toàn nhất.
Mong rằng những cách đổi tên thương hiệu và những lưu ý cần thiết, sẽ giúp ích trên con đường kinh doanh của bạn. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi.
>> Xem thêm
DU LỊCH TỰ TÚC CAMPUCHIA 4 NGÀY 3 ĐÊM
XÁC ĐỊNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP