Các thông số về chuột gaming mà ai cũng nên biết

Có lúc nào anh em tự hỏi: Những con chuột gaming của chúng ta đang sử dụng có gì đặc biệt mà lại chia ra thành nhiều phân khúc công nghệ, và những thông số họ quảng cáo rầm rộ để marketing là như thế nào? Qua nhiều năm không có sự thay đổi nhiều về cách thức hoạt động nhưng đa phần chúng ta đều không rõ có những gì bên trong. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn những thứ phức tạp nhất bằng một cách diễn giải dễ hiểu nhất

  • Cách thức hoạt động của cảm biến chuột:

Mắt đọc, hay chuẩn tên gọi kỹ thuật của hắn là cảm biến (sensor), đa phần là có cách thức hoạt động giống nhau: Hệ thống thu thập hình ảnh (IAS – image acquisition system) sẽ “chụp” lại hình ảnh bề mặt khi chúng ta di chuyển chuột với số lượng lên tới hàng nghìn hình ảnh trong một giây (frames per second). Sau đó lượng hình ảnh này sẽ được xử lý qua vi xử lý kỹ thuật số (digital system processor) nhằm xác định 2 giá trị (delta) Δx/Δy thông qua hướng và cường độ của chuyển động. Tới đây, các bộ điều khiển MCU (microcontroller unit) sẽ chuyển lượng thông tin này tới máy tính của chúng ta thông qua tín hiệu USB hoặc PS/2.

(Δx/Δy là giá trị ở giữa các toạ độ trong không gian phẳng, một điểm trong không gian sẽ được xác định bằng toạ độ X – phương ngang và toạ độ Y – phương dọc. Ở đây, chuột sẽ dùng ít nhất 2 điểm có toạ độ cũ và toạ độ mới để xác định hướng di chuyển và tốc độ di chuyển).

  • Gia tốc chuột (Acceleration):

​​​​​​​Possitive/negative acceleration (gia tốc dương/gia tốc âm), thực tế đây là lỗi ở quá trình “đọc” giá trị Δx/Δy của cảm biến. Lỗi này lại do cấu trúc phần cứng cho nên ko có cách nào để tắt cũng như khử hoàn toàn lỗi này cả. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều tới những game thủ yêu cầu tỉ lệ quét bề mặt hoàn hảo là 1:1. Gia tốc tỉ lệ thuận theo tốc độ di của chuột, do đó với những game bắn súng tiết tấu nhanh, mỗi pha vẩy chuột mà luôn bị “quá tay” nhiều lần mà không có cách nào ghìm lại thì đó chính là gia tốc dương, một loại gia tốc dễ nhận thấy nhất và hay gặp nhất ở các cảm biến lỗi.

Loại thường được các nsx đưa ra nhằm đại diện cho mức độ gia tốc tối đa (vẩy chuột) mà cảm biến vẫn phát hiện được bề mặt, hoặc là cho thấy việc cảm biến có thể chịu được một mức độ gia tốc từ điểm này tới điểm khác nhanh tới đâu. Hãng Avago (nay đã được PixArt mua lại) sử dụng thông số này để định nghĩa gia tốc tối đa của sensor bắt đầu từ điểm chuột chưa chuyển động. Thông số này được có đơn vị là g (gia tốc trọng trường) với 1g tương đương với 9.8m/s2

  • Lift of Distance::

  • ​​​​​​​

​​​​​​​Lift of Distance là khoảng cách cao nhất mà tại đấy cảm biến sẽ không còn quét được bề mặt nữa (mất tín hiệu). Thông số này cực kì quan trọng đối với những game thủ thuộc nhóm sử dụng độ nhạy chuột thấp do những game thủ này thường sẽ có thói quen nhấc chuột rất nhiều. Việc xác định LOD rơi vào khoảng nào thường được làm bằng cách kê chuột lên bằng đĩa CD (mỗi CD vào khoảng 1.2mm), và đã có ± độ dày của đế chuột (mouse feet/skater).

Đối với những cảm biến có LOD cao, thì thường được “chữa cháy” bằng cách “tape fix” nhằm giảm bớt LOD xuống. Để làm được cách này thì đơn giản chỉ cần lấy một miếng băng keo (ko phải băng keo trong) che đi khoảng một nửa khe hở cảm biến nhưng phải đảm bảo là cảm biến không bị che khuất (thực tế là che bớt đi một phần ánh sáng được chiếu xuống bề mặt). Nếu làm đúng thì sẽ giảm được LOD đáng kể, nhưng đối với một số gaming mouse, việc sử dụng “tape fix” có thể ảnh hưởng ít nhiều đến trục Z (trục trong không gian 3 chiều), hoặc có thể làm cho cảm biến không đạt được tốc độ quét vốn có. Với một cách xử lý mới hơn, không có sự “chắp vá” như tape fix thì ta sẽ dùng một gaming mousepad có bề mặt màu đen hoàn toàn (vd như dòng Steelseries QcK), LOD sẽ giảm đáng kể do tính chất hấp thụ ánh sáng của màu đen. 

Xem thêm:

Dịch vụ sửa chuột lấy ngay tại Hà Nội

Top 3 loại thực phẩm tăng nội tiết tố nữ tự nhiên, an toàn, hiệu quả

5 lời khuyên đáng giá kinh doanh kem sỉ thành công

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *